Blog là gì?

Nếu như bạn là người thường xuyên hoạt động trên mạng Internet thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với cụm từ “Blog”. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắcviết blog như thế nào hay chưa? Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số thông tin về blog cũng như cách tạo một blog cá nhân miễn phí nhanh chóng. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Blog là gì?

– Định nghĩa

Blog (Weblog) là một kiểu nhật ký trực tuyến dưới dạng website được người dùng viết ra để thể hiện ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân về một chủ đề nào đó.

Blog

Blog

 

– Blog dùng để làm gì?

Khi mới ra đời, blog thường được sử dụng như là nhật ký bởi các blogger (Người viết blog) để chia sẻ về những suy nghĩ, trải nghiệm, cuộc sống, công việc,… xoay quanh họ hằng ngày.

Công dụng của blog

Công dụng của blog

 

Cùng với sự bùng nổ của Internet, blog dần dần được biết đến nhiều hơn và được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau. Một số blogger dùng blog để chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của họ về lĩnh vực mà họ biết. Các công ty, doanh nghiệp sử dụng blog để quảng bá cho sản phẩm, nghiên cứu thị trường, tiếp cận người tiêu dùng,…

– Các lợi ích từ việc viết Blog

Việc viết blog có một số lợi ích mà bạn cần biết là:

+ Phát triển bản thân: Blogger muốn blog của mình tiếp cận được đến nhiều người đọc hơn thì cần phải đầu tư rất nhiều chất xám, công sức, thời gian. Điều này về lâu dài giúp blogger dần phát triển và hoàn thiện bản thân của mình hơn.

Tác dụng của việc viết blog

Tác dụng của việc viết blog

 

+ Giúp bạn tự tin hơn: Việc bạn viết blog và sẵn sàng thể hiện các mặt tích cực của bản như: Kiến thức, suy nghĩ, ý kiến,… đến người đọc khiến bạn tự tin hơn.

+ Kết nối đến nhiều người và học hỏi từ họ: Người đọc có thể tiếp cận đến bài viết của bạn và họ để lại bình luận, ý kiến đôi khi là phản biện lại bạn. Điều này tạo nên sự kết nối giữa bạn và người đọc và bạn cũng có thể học được nhiều điều từ những ý kiến của họ.

– Các thuật ngữ liên quan

+ Blogspot

Blogspot là hệ thống cho phép tạo website miễn phí dưới dạng blog được phát triển bởi Pyral Labs và được Google mua lại.

Tên miền mặc định của blog được lưu trữ trên Google là blogspot.com. Bạn cũng có thể tạo blogspot miễn phí và trỏ về tên miền riêng của bạn.

 

+ Blogging

Blogging là thuật ngữ chỉ việc viết blog bằng kỹ năng viết của người dùng, cách vận hành blog, sử dụng các công cụ để quản lý blog.

Các thuật ngữ liên quan

Các thuật ngữ liên quan

 

+ Blogger

Blogger chỉ những người chuyên về viết blog hay còn gọi đơn giản là người viết blog.

Tham khảo thêm: Blogger là gì? Làm việc gì? Bạn có thể trở thành blogger hay không?

2. Ưu điểm, nhược điểm của Blog

Ưu điểmNhược điểm
– Miễn phí

– Tính bảo mật cao

– Dễ dàng tạo và xuất bản được nội dung blog

– Chỉ cần có Gmail là tạo được blog

– Một tài khoản Gmail tạo được nhiều blog khác nhau

– Có thể áp dụng SEO lên blog

– Giao diện blog chưa được đa dạng

– Nếu muốn tùy biến, chỉnh sửa giao diện thì phải can thiệp vào website. Đòi hỏi người dùng có kiến thức về HTML, CSS,…

– Nếu xóa tài khoản Google thì blog cũng sẽ bị xóa theo

3. Viết blog có kiếm được tiền không?

Viết blog chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được tiền. Một vài phương pháp kiếm tiền từ blog có thể kể đến như:

Cho phép người khác quảng cáo sản phẩm của họ trên blog: Nếu blog của bạn có lượt người truy cập nhiều thì có thể cho phép đặt quảng cáo trên blog từ đó thu tiền từ những cá nhân, doanh nghiệp muốn quảng cáo.

Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của bạn: Bạn có thể dùng blog để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của bạn đến nhiều người hơn nữa. Chẳng hạn: Bạn viết blog chia sẻ cách sửa chữa các lỗi trên điện thoại, ngoài ra bạn chèn thêm các dịch vụ liên quan như mua bán, sửa chữa điện thoại.

Viết blog sẽ giúp bạn kiếm được tiền

Viết blog sẽ giúp bạn kiếm được tiền

 

4. Hướng dẫn cách tạo Blog, Blog cá nhân

Hướng dẫn nhanh:

– Chọn chủ đề cho blog của bạn

– Chọn web host

– Đăng ký tên miền

– Thiết lập và cài đặt blog

– Xuất bản nội dung và quản lý tăng trưởng

– Quảng bá blog

– Kiếm tiền từ blog của bạn

– Bước 1: Chọn chủ đề cho blog của bạn

Trước khi biết cách làm một blog cá nhân, bạn có thể chọn một chủ đề mà bạn yêu thích và sẵn sàng dành nhiều thời gian để viết về nó. Đó có thể là về du lịch, công nghệ, sức khỏe, tin tức, thời trang,…

Chọn chủ đề trước khi tạo blog

Chọn chủ đề trước khi tạo blog

 

Ngoài những chủ đề trên, bạn cũng có thể viết về việc kinh doanh, dự án, các sản phẩm mà bạn hoặc công ty của bạn tạo ra.

– Bước 2: Chọn một web host

Bạn cần lựa chọn cho mình một blogging platform (Nền tảng) để lưu trữ lại các nội dung trên blog của bạn. Có 2 loại nền tảng blog là: Miễn phí và trả phí (Self-host).

+ Nền tảng miễn phí

Đây là loại nền tảng thường được sử dụng bởi những người mới bắt đầu sử dụng blog. Các nền tảng miễn phí thường có cách sử dụng đơn giản, dễ hiểu nhưng có nhiều quy tắc bắt buộc đi kèm.

Chẳng hạn, bạn sẽ không được phép tự đặt tên miền mà phải dùng tên miền của chính nền tảng đó. Ngoài ra, blog của bạn đôi lúc sẽ xuất hiện quảng cáo gây khó chịu, thậm chí những quảng cáo này không liên quan gì đến chủ đề blog.

Một số nền tảng miễn phí

Một số nền tảng miễn phí

 

+ Nền tảng self-hosted

Mặc dù bạn phải mất phí để duy trì hoạt động của blog nhưng đổi lại bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ các nền tảng self-hosted.

Bạn có thể tự đặt tên miền mà bạn thích cho blog, các nền tảng self-hosted sẽ không bắt buộc bạn phải thêm tên miền của nền tảng. Bên cạnh đó, bạn được phép chọn một hoặc nhiều kiểu quản lý hệ thống nội dung khác nhau từ hệ thống CMS. Điều này sẽ làm cho blog của bạn được tối ưu và thu hút được nhiều người xem.

Bảng đánh giá một số nền tảng self-hosted thường thấy:

Ưu điểmNhược điểm
Shared Hosting– Giá rẻ và dễ dùng

– Uptime (Thời gian máy chủ hoạt động liên tục không bị gián đoạn) và cập nhật máy chủ được quản lý bởi nhà cung cấp

– Hỗ trợ trực tuyến 24/7

– Cài đặt nhanh chóng trong 1 cú nhấn chuột

– Chia sẻ tài nguyên với người khác

– Có giới hạn nhất định về cấu hình

– Không có quyền root

Cloud Hosting– Tài nguyên riêng và IP riêng

– Chăm sóc khách hàng trực tuyến 24/7

– Tài nguyên chỉ dành riêng cho bạn

– Cài đặt nền tảng blogging bằng 1 cú nhấn chuột

– Có thể nâng cấp mượt mà từ gói shared hosting

– Giá hằng tháng khá cao so với những giải pháp khác

– Việc tùy chỉnh cấu hình máy chủ có hạn chế

– Không có quyền truy cập root

VPS Hosting– Có quyền truy cập root IP và tài nguyên riêng

– Khả năng mở rộng lớn, linh hoạt

– Bạn có nhiều quyền kiểm soát nhất

– Khả năng thay đổi bất kỳ thông số nào phía máy chủ

– Cần kiến thức kỹ thuật để tạo blog

– Cần có kiến thức quản lý máy chủ

– Không được hỗ trợ quản lý máy chủ (tự thiết lập quản lý máy chủ)

– Tốn nhiều công sức và thời gian hơn để học

– Bước 3: Đăng ký tên miền

Blog cũng như các trang web hiện nay, đều cần phải có một địa chỉ – hay còn gọi là tên miền để người dùng dễ dàng truy cập khi cần thiết. Nếu như bạn chưa biết nên đặt tên miền như thế nào thì có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ đặt tên miền như: Bust a NameLean Domain SearchName BoyImpossibility,…

Ví dụ: Như trong hình dưới đây là trang web Lean Domain Search, bạn nhập một tên miền > Nhấn nút Tìm.

Trang web Lean Domain Search

Trang web Lean Domain Search

 

Trong trường hợp bạn đã nghĩ ra một tên miền thì hãy kiểm tra xem liệu tên miền này đã được sử dụng hay chưa. Bạn có thể kiểm tra thông qua công cụ Kiểm tra tên miền giá rẻ Hostinger,…

– Bước 4: Thiết lập và cài đặt blog

Đây là một bước quan trọng trong quá trình tạo nên blog của bạn. Để tạo ra được một nền tảng blog, bạn cần sử dụng một hệ thống quản trị nội dung (CMS) cho blog. Hiện nay, có 3 CMS nổi tiếng và được nhiều người sử dụng là: WordPress, Joomla và Drupal.

• Bảng so sánh giữa WordPress, Joomla và Drupal:

Ưu điểmNhược điểm
WordPress– Thân thiện với người mới bắt đầu

– Thư viện plugin và theme miễn phí lớn

– Dễ dàng SEO và quản lý

– Cập nhật thường xuyên.

– Cần bảo trì liên tục theo thời gian

Joomla– Thân thiện với người dùng

– Giao diện quản lý admin hiệu quả

– Đa ngôn ngữ (hơn 70 ngôn ngữ)

– Ít linh hoạt hơn so với WP hoặc Drupal.

– Có các sự cố bảo mật trong quá khứ

Drupal– Dành cho lập trình viên

– Có khả năng mở rộng các hàm hoặc tính năng phức tạp

– Linh hoạt và bảo mật

– Quá trình học khó khăn hơn

– Đòi hỏi kiến thức kỹ thuật

– Cộng đồng sử dụng nhỏ hơn

• Hướng dẫn cách sử dụng WordPress

Bạn truy cập vào trang chủ WordPress trên laptop > Kéo xuống dưới > Chọn Start with Free. Với gói blog miễn phí này, bạn có thể sử dụng để viết blog lâu dài nhưng một số tính năng sẽ bị hạn chế so với các gói blog trả phí từ WordPress.

Chọn Start with Free

Chọn Start with Free

 

Bạn nhập địa chỉ Email, tên đăng nhập và mật khẩu > Nhấn Create your account để đăng ký.

Tạo tài khoản

Tạo tài khoản

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng nhập bằng cách nhấn Continue with Google > Chọn tài khoản Gmail mà bạn muốn sử dụng.

Chọn tài khoản Gmail của bạn

Chọn tài khoản Gmail của bạn

 

Bạn nhập tên miền mà bạn mong muốn.

Nhập tên miền

Nhập tên miền

 

Tiếp theo, WordPress sẽ kiểm tra tên miền mà bạn vừa mới nhập. Bạn kéo xuống dưới tên miền có chữ “Free” màu xanh > Chọn Select.

Chọn tên miền free

Chọn tên miền free

 

Bạn chọn Start with a free site.

Start with a free site

Start with a free site

 

Giao diện chính của blog sẽ xuất hiện như hình dưới đây.

Giao diện chính của blog

Giao diện chính của blog

 

Bạn chọn Design > Chọn Themes để chọn giao diện phù hợp cho blog.

Lựa chọn chủ đề

Lựa chọn chủ đề

 

Plugins là công cụ hỗ trợ bạn mở rộng các chức năng của blog. Có 3 plugins quan trọng mà blog cần phải có: Yoast SEO (Tối ưu SEO khi viết blog), Akismet Anti-Spam (Chặn các bình luận quấy rối), Jetpack (Hỗ trợ bảo mật và thống kê).

Plugin

Plugin

 

Phần quan trọng nhất trên blog có lẽ là cách tạo trang và bài viết để bạn viết bài cho blog. Bạn nhấn vào mục Pages > Nhấn Add New. Bạn nhấn vào mục Posts > Nhấn Add new.

Tạo bài viết mới

Tạo bài viết mới

 

Hai CMS khác là Joomla và Drupal đều có cách đăng ký tài khoản và thiết lập blog giống y hệt như trên WordPress. Bạn có thể tham khảo ở trên và thực hiện theo tương tự.

– Trang chủ của JoomlaNHẤN VÀO ĐÂY.

– Trang chủ của DrupalNHẤN VÀO ĐÂY.

– Bước 5: Xuất bản nội dung và quản lý tăng trưởng

Sau khi bạn đã thiết lập mọi thứ về mặt kỹ thuật cho blog trên máy tính thì đến lúc hoàn thành nội dung của bài viết và xuất bản nó.

Nội dung bài viết của bạn phải phù hợp với chủ đề của blog và cách viết phải dễ hiểu, dễ tiếp cận người đọc. Có như vậy người đọc mới bị thu hút vào blog của bạn và sẽ còn quay lại khi bạn ra bài mới.

Nội dung bài viết hay sẽ thu hút người đọc

Nội dung bài viết hay sẽ thu hút người đọc

 

Trước khi xuất bản, bạn phải chuẩn bị một số thông tin tạo thành một tag hoặc một mục riêng biệt. Đây chính là những thông tin liên quan đến bạn để người đọc có thể biết thêm.

+ About us: Nơi bạn kể đôi nét về bản thân mình, lý do tại sao bạn tạo ra blog này,…

+ Contact: Nơi bạn đưa lên các thông tin cá nhân của bản thân như: Email, các tài khoản xã hội khác, số điện thoại,… để người đọc có thể tương tác với bạn nhiều hơn.

+ Sidebar/Menu: Đây là nơi bạn điền các tag, mục về các nội dung của blog.

Nếu bạn muốn blog của bạn được nhiều người biết đến hơn nữa thì bạn cần đề một chiến lược xây dựng blog hiệu quả. Cụ thể:

+ Xác định mục tiêu: Bạn cần xác định mục tiêu khi tạo ra blog là gì? Có thể là đạt nhiều lượng khách truy cập mỗi tháng hoặc các bài viết được mọi người chia sẻ rộng rãi,…

+ Nghiên cứu đối tượng độc giả: Ai sẽ là người đọc? Ai sẽ là người yêu thích cách viết bài của bạn?…

+ Brainstorm chủ đề và từ khóa: Bạn xác định chủ đề của mỗi bài viết và các từ khóa mà người đọc sẽ tìm liên quan đến bài vieetst. Nếu bạn làm tốt bước này thì bài viết của bạn sẽ tiếp cận đến rất nhiều người.

Xác định chủ đề và từ khóa

Xác định chủ đề và từ khóa

 

+ Tạo một lịch biểu biên tập bài viết: Điều này sẽ bạn tiết kiệm thời gian khi viết bài từ đó tối ưu hóa năng suất làm việc.

– Bước 6: Quảng bá blog

Quảng bá blog để mọi người biết đến blog của bạn nhiều hơn là điều cần thiết. Bạn có thể nhờ người thân, bạn bè xung quanh chia sẽ link blog trên tài khoản mạng xã hội của họ.

Ngoài ra, bạn hãy cân nhắc đến công cụ quảng cáo Google Ad hoặc Facebook Ad. Hai công cụ này sẽ giúp bạn chạy quảng cáo blog trên Google và Facebook.

Quảng bá blog đến mọi người xung quanh

Quảng bá blog đến mọi người xung quanh

 

– Bước 7: Kiếm tiền từ blog của bạn

Sau khi blog đã có một lượng lớn người xem nhất định thì bạn có thể tính đến việc kiếm tiền từ blog. Điều này cũng giống như việc bạn sử dụng Facebook và có nhiều người theo dõi thì có thể bán hàng online.

Kiếm tiền từ blog

Kiếm tiền từ blog

 

Bạn có thể nhận quảng cáo từ các nhiều người muốn đặt quảng cáo trên blog hoặc nếu bạn đang kinh doanh sản phẩm nào đó thì có thể đặt trên blog để tiếp cận người đọc kiếm thêm thu nhập.

5. Một số kinh nghiệm viết Blog cần biết

– Không nên sao chép nội dung từ Blog khác

Viết Blog là một việc không dễ dàng vì nguy cơ bị bí ý tưởng là rất dễ xảy ra. Dù vậy thì người viết Blog cũng không nên đi sao chép nội dung từ một Blog khác rồi bê sang Blog của mình.

Việc này có thể coi là ăn cắp chất xám và đồng thời không đem lại lợi ích cho website của bạn vì rất có khả năng Google sẽ phạt trang web của bạn.

Không sao chép nội dung từ blog khác

Không sao chép nội dung từ blog khác

 

– Viết tiêu đề chuẩn SEO

Nếu bạn viết chuẩn SEO thì sẽ thu hút được nhiều lượt click của người đọc.

Tiêu đề chuẩn SEO là như thế nào?

+ Chứa từ khóa mục tiêu, đặt từ khóa ở vị trí đầu hoặc giữa tiêu đề, không nên đặt cuối.

+ Sử dụng các cụm từ mang tính chú ý, gợi tính tò mò hoặc đáp ứng nhu cầu như: Cách sửa…, xem ngay để biết,…

– Chú trọng nội dung bài viết

Có bảng mục lục nội dung để người đọc cần xem 1 mục nào đó thuộc bài viết.

Bài viết cần có nội dung chính xác, tập trung vào ý chính.

Có hình ảnh minh họa, video,…

Chú trọng nội dung bài viết

Chú trọng nội dung bài viết

 

– Thường xuyên cập nhật bài viết mới

Blog nên thường xuyên xuất bản nhiều bài viết mới để người dùng có thể ghé xem.

Nếu một thời gian dài không có bài mới thì người đọc sẽ nghĩ Blog đã dừng hoạt động, sau này không vào xem nữa.

– Sử dụng liên kết nội bộ đúng cách

Sau một thời gian viết blog thì sẽ có sự liên kết với nhau giữa một vài bài blog có cùng chủ đề. Ví dụ, nếu bài viết về chủ đề điện thoại thì có thể liên kết với các bài viết khác có cùng chủ đề trong Blog.

Làm như vậy vừa giúp tăng lượng người xem tổng thể trên những bài Blog của bạn và đồng thời giúp người xem dễ dàng đọc tiếp sang một bài viết khác có nội dung liên quan đến bài viết họ vừa đọc.

Sử dụng liên kết nội bộ đúng cách

Sử dụng liên kết nội bộ đúng cách

Bài viết liên quan
Google Ads Bảng giá Lý do nên chọn chúng tôi ? Quy trình quảng cáo Liên hệ nhận báo giá