Sơ đồ tư duy học hiểu hành

AE thử nghiệm lại quá trình mình học tập, làm việc tại Bidico đã rất nhiều lần được tham gia các khoá trainning nội bộ, được đọc các case study rất thực tế từ các bạn trong cty.
Nhưng có bao giờ ae thắc mắc rằng mình không thể đạt được kết quả tương tự? “
Thực ra, có rất nhiều vấn đề tác động nhưng ở bài viết này anh chỉ phân tích xoay quanh sơ đồ HỌC – HIỂU – HÀNH

1. CÓ HỌC + KHÔNG HIỂU + CÓ THỰC HÀNH

Học kiểu này là học kiểu máy móc, mình thường dùng từ học vẹt. Có nghĩa là làm việc nhưng không hiểu động cơ phía sau của việc đó.
Ví dụ: Được giao 1 việc gì đó, với bản năng luôn SAY YES nhưng trong đầu KHÔNG HIỂU mình cần làm gì, mục đích của việc làm này là gì > TẠO RA KẾT QUẢ KHÔNG ĐÚNG MONG ĐỢI.
1 số bạn sẽ MAY MẮN khi vẫn làm thành công việc đó, tức đạt yêu cầu. Nhưng chắc chắn sẽ bị kẹt hoặc làm fail ở 1 việc khác => bởi vì không có THÓI QUEN hiểu mục đích cuối cùng của công việc mình đang làm.

2. KHÔNG HỌC + KHÔNG HIỂU + CÓ THỰC HÀNH

Kiểu học tạo nên cốt cách con người “HỮU DŨNG VÔ MƯU” tức chỉ có SỨC mà không có TRÍ TUỆ. Giao việc gì là thất bại việc đó.
Nhóm này ở cty mình cũng ko nhiều, vì đa phần là các bạn chỉ được giao việc khi đã được trainning hoặc có kiến thức sẵn.
Đừng bao giờ hành động theo nhóm này.

3. HỌC + HIỂU + KHÔNG HÀNH

Người ta vẫn thường nói “học không hành, như cành không lá”. Thực hành là bước cuối cùng của việc học tập, thành hay bại cũng kết thúc ở bước hành động.
– Chỉ khi HÀNH ĐỘNG thì mới thấy kết quả, giá trị.
– Chỉ khi HÀNH ĐỘNG thì mới thấy đâu là đúng, đâu là sai, chỗ nào cần rút kinh nghiệm.
Kiểu người “cái gì cũng biết” nhưng không bao giờ làm, giống 1 viên ngọc chưa bao giờ đem thử lửa, dần dần cũng bại lụi kiến thức sớm muộn cũng xếp hàng chung với đất đá.
—–
Và sau mỗi giai đoạn HỌC – HIỂU – HÀNH còn 1 bước SIÊU QUAN TRỌNG nữa đó là: QUAN SÁT – PHÂN TÍCH – ĐÚC KẾT.
Để làm gì?
  • Nhìn những cái đúng, cái sai của một quá trình hành động.
  • Rút kinh nghiệm
  • Làm lại tốt hơn
Đơn giản hoá hơn, đó là key: đúc kết. Mỗi việc chúng ta làm nếu không có quá trình nhìn nhận lại thì sẽ không biết phải làm gì trong lần tiếp theo.
Ví dụ: tháng này doanh số chỉ đạt 60tr (thấp hơn nhiều so với mục tiêu 100tr).
Hãy thật lòng với bản thân, có bao giờ các bạn tự nhìn nhận, đánh giá lại NHỮNG VIỆC MÌNH ĐÃ LÀM trong tháng vừa rồi chưa? Nếu có, đó chắc chắn là nhóm 5%, nhóm 95% còn lại sẽ BỎ QUA và tiếp tục làm trong vô thức. Đúng hay rất đúng?
“Làm xong mỗi việc nên đúc kết lại vấn đề, tìm ra những thiếu sót để kịp sửa đổi để không sai phạm lần nữa”
“Hình như nghe điều này ở đâu đó rồi thì phải?”
Chắc chắn trong đầu ae sẽ có những câu hỏi tương tự, bản thân anh cũng không khác gì.Và trong công việc thường ngày sẽ có cả trăm lần chúng ta hỏi câu này với chính bản thân mình: đã nghe đâu đó nhưng không hiểu để hành động, nên hầu như bao giờ cũng sẽ phạm sai lầm.
Sau này, mỗi khi làm xong một việc nào đó. Đừng bao giờ quên sơ đồ HỌC – HIỂU – HÀNH – CHIÊM NGHIỆM/ ĐÁNH GIÁ.
Bài viết liên quan
Google Ads Bảng giá Lý do nên chọn chúng tôi ? Quy trình quảng cáo Liên hệ nhận báo giá